English I Tiếng Việt
Tìm kiếm Google :
 
Bảng báo giá
Thông báo tuyển dụng
Chứng khoán VNECO.SSM
Hệ thống phân phối
Hỏi và đáp
Thông tin cổ đông
 
   
 
  Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2012 ( đã được kiểm toán )
 

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO KẾT CẤU THÉP VNECO.SSM                                                MẪU SỐ B09-DN

   Địa chỉ : KCN Hòa Khánh,Quận Liên Chiểu,Đà Nẵng                              Ban hành kèm theo qui định 15/2006/QĐ-BTC

   Điện thoại : 05113.732.998 ; fax : 05113.732.489                             ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC


THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

( Các thuyết minh này là một bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với báo cáo tài chính )


      I.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.Hình thức sở hữu vốn

      Công ty Cổ phần Chế tạo Kết cấu thép VNECO.SSM (sau đây được viết tắt là "Công ty") được thành lập theo Quyết định số 85/QĐ-BCN ngày 01/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển Nhà máy Chế tạo Kết cấu thép Đà Nẵng thành Công ty Cổ phần Chế tạo Kết cấu thép Đà Nẵng, từ ngày 21/3/2006 đổi tên thành Công ty Cổ phần Chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM theo Quyết định số 973 QĐ/SSM-TCTĐHC của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Chế tạo Kết cấu thép Đà Nẵng.

      Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000479 lần đầu ngày 26/10/2004 và đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 07/01/2011.

      Hình thức sở hữu vốn: Cổ phần.

      Vốn điều lệ của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 7 ngày 07/01/2011 là 55.010.240.000 đồng (năm mươi lăm tỷ, mười triệu, hai trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn).

      Trụ sở chính: Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

2.Lĩnh vực kinh doanh chính

      Trong năm tài chính 2012, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất công nghiệp cơ khí chế tạo, mạ kẽm, xây dựng, kinh doanh vận tải hàng.

3.Ngành nghề kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

  • Thiết kế, chế tạo kết cấu thép, cột thép, khung nhà tiền chế và các sản phẩm cơ khí khác;
  • Mạ kẽm các sản phẩm cơ khí và dịch vụ mạ kẽm;
  • Xây lắp các công trình hệ thống lưới điện và trạm biến áp điện đến 500KV, các công trình nguồn điện, công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi;
  • Kinh doanh vận tải hàng; Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện, vật liệu xây dựng, thiết bị phương tiện vận tải, xe máy thi công;
  • Kinh doanh phát triển nhà hạ tầng và kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mới và dịch vụ nhà đất;
  • Tư vấn, giám sát, đền bù giải phóng mặt bằng. Thiết kế, chế tạo và lắp đặt cột viễn thông, tháp truyền hình;
  • Đầu tư, xây dựng và cho thuê hạ tầng thông tin liên lạc ngành viễn thông (trạm BTS).

5.Tổng số nhân viên đến ngày 31/12/2012: 193 nhân viên (ngày 31/12/2011: 207 nhân viên)

      II.KỲ KẾ TOÁN, ĐƠN VỊ TIỀN TỆ SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN

1.Kỳ kế toán năm

      Kỳ kế toán năm theo năm dương lịch của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc tại ngày 31 tháng 12 hàng năm.

2.Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

      Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam (đ).

      III. CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG

 1.Chế độ kế toán áp dụng

      Công ty thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp.

 2.Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán

      Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp.

3.Hình thức kế toán áp dụng

      Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính.

      IV. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG

1.Các thay đổi trong các chính sách kế toán và thuyết minh

      Các chính sách kế toán của Công ty sử dụng để lập các báo cáo tài chính cho năm hiện hành được áp dụng nhất quán với các chính sách đã được sử dụng để lập các báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011, ngoại trừ các thay đổi trong các chính sách kế toán trình bày dưới đây:

      Ngày 24/10/2012, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 179/2012/TT-BTC quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp (“Thông tư 179”) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2012, áp dụng từ năm tài chính 2012 và thay thế Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp.

      Ngày 24/10/2012, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 180/2012/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp (“Thông tư 180”) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2012. Thông tư này thay thế Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp.

      Công ty đã áp dụng Thông tư 179, Thông tư 180 và thực hiện theo hướng dẫn của các Thông tư này cho năm hiện hành.

 

      Đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính

      Trong năm, Ban Giám đốc Công ty quyết định áp dụng việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá theo hướng dẫn tại Thông tư số 179/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 24/10/2012 ("Thông tư 179"), và tin tưởng việc áp dụng đó cùng với việc đồng thời công bố đầy đủ thông tin về sự khác biệt trong trường hợp áp dụng theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán số 10 "Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái" ("VAS10") sẽ cung cấp đầy đủ hơn các thông tin cho người sử dụng báo cáo tài chính.

      Hướng dẫn về chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ theo VAS 10 khác biệt so với quy định trong Thông tư 179 như sau:

Nghiệp vụ

Xử lý kế toán theo Thông tư 179

Xử lý kế toán theo VAS 10

Đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản mục tiền tệ có gốc  ngoại tệ (ngoại trừ các khoản trả trước cho người bán bằng ngoại tệ).

Đối với việc đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán thì thực hiện theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Đối với việc đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán thì thực hiện theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.

Số dư cuối kỳ của các khoản trả trước cho người bán bằng ngoại tệ

Không thực hiện đánh giá lại chênh lệch tỷ giá số dư cuối kỳ.

Thực hiện đánh giá lại chênh lệch tỷ giá số dư cuối kỳ.

      Ảnh hưởng đến việc lập và trình bày các báo cáo tài chính của Công ty nếu Công ty áp dụng VAS 10 cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012 được trình bày ở phần thuyết minh số VIII.4

      2.Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền

      Các khoản tiền và tương đương tiền được ghi nhận trong Báo cáo tài chính gồm: Tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng, các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn không quá ba tháng, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền, tiền đang chuyển đảm bảo đã được kiểm kê đầy đủ.

      Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng Việt Nam: Các nghiệp vụ phát sinh không phải là đồng Việt Nam (ngoại tệ) được chuyển đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Số dư tiền và các khoản công nợ có gốc ngoại tệ tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi thành đồng Việt Nam theo hướng dẫn tại Thông tư 179/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính quy định về việc “Ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp”.

3.Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

      Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Phản ánh và ghi chép theo nguyên tắc giá gốc.

      Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.

      Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

4.Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ

       Tài sản cố định của Công ty được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế.

       Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Theo nguyên tắc giá gốc.

       Phương pháp khấu hao tài sản cố định: TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao phù hợp với Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

5.Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính

       Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn được ghi nhận theo giá gốc.

       Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn: Theo hướng dẫn tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính về việc “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp” và Thông tư 34/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 về việc sửa đổi Thông tư 228/2009/TT-BTC.

6.Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay

       Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hóa theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 16 - Chi phí đi vay.

7.Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác

      Chi phí trả trước: Chi phí trả trước được vốn hóa để phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh bao gồm các khoản chi phí: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ; Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều kỳ kế toán.

       Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: Phân bổ theo phương pháp đường thẳng.

8.Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả

      Chi phí phải trả: ghi nhận các khoản chi phí ước tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh việc chi trả do chưa có số liệu quyết toán chính thức với đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

10.Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu

      Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.

      Thặng dư vốn cổ phần: Được ghi nhận theo số chênh lệch tăng do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá và chênh lệch tăng, giảm so với giá mua lại khi tái phát hành cổ phiếu quỹ.

      Cổ phiếu ngân quỹ: Được ghi nhận theo giá thực tế mua lại bao gồm giá mua lại và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại cổ phiếu như chi phí giao dịch.

10. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu (tiếp theo)

      Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Được ghi nhận theo chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh do thay đổi tỷ giá chuyển đổi tiền tệ khi ghi sổ kế toán, chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo.

      Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: Là số lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí thuế TNDN (nếu có) và các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.

      Việc tăng, giảm vốn điều lệ và phân phối lợi nhuận được thực hiện theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên.

11. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

      Doanh thu bán hàng: Tuân thủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản tiền đã thu hoặc sẽ thu được theo nguyên tắc kế toán dồn tích.

      Doanh thu hoạt động xây lắp được ghi nhận khi giá trị xây lắp được xác định một cách đáng tin cậy căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành và phiếu giá được xác định giữa chủ đầu tư và Công ty, hoá đơn đã lập và được khách hàng chấp nhận thanh toán.

      Doanh thu hoạt động tài chính: Tuân thủ 2 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng được ghi nhận trên cơ sở thông báo về lãi tiền gửi hàng tháng của ngân hàng, cổ tức lợi nhuận được chia, lãi chênh lệch tỷ giá thực hiện, lãi thu được từ hoạt động kinh doanh chứng khoán.

12. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính

      Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính bao gồm: Chi phí lãi tiền vay; chênh lệch tỷ giá hối đoái thực hiện cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; các khoản chi phí đầu tư tài chính khác.

      Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, không bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính.

13. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

      Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

      Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN.

      Việc xác định Thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế. Tuy nhiên, việc xác định số thuế sau cùng về Thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền.

15. Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác

       Thuế GTGT: Công ty thực hiện hạch toán và kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

17. Công cụ tài chính

Ghi nhận ban đầu

Tài sản tài chính

      Theo Thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009, tài sản tài chính được phân loại một cách phù hợp, cho mục đích thuyết minh trong các Báo cáo tài chính thành tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản cho vay và phải thu, các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn và tài sản tài chính sẵn sàng để bán. Công ty quyết định phân loại các tài sản tài chính này tại thời điểm ghi nhận lần đầu.

      Tại thời điểm ghi nhận lần đầu, tài sản tài chính được xác định theo nguyên giá cộng với chi phí giao dịch trực tiếp có liên quan.

      Các tài sản tài chính của Công ty bao gồm tiền và các khoản tiền gửi ngắn hạn, các khoản phải thu khách hàng và phải thu khác, các công cụ tài chính được niêm yết.

Nợ phải trả tài chính

      Nợ phải trả tài chính theo phạm vi của Thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009, cho mục đích thuyết minh trong các Báo cáo tài chính, được phân loại một cách phù hợp thành các khoản nợ phải trả tài chính được ghi nhận thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị phân bổ. Công ty xác định việc phân loại các khoản nợ phải trả tài chính này tại thời điểm ghi nhận lần đầu.

      Tất cả nợ phải trả tài chính được ghi nhận ban đầu theo nguyên giá cộng với các chi phí giao dịch trực tiếp có liên quan.

      Nợ phải trả tài chính của Công ty bao gồm các khoản phải trả người bán, các khoản phải trả khác, các khoản nợ và vay.

Giá trị sau ghi nhận lần đầu

      Hiện tại không có yêu cầu xác định lại giá trị của các công cụ tài chính sau ghi nhận ban đầu.

Bù trừ các công cụ tài chính

      Các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được bù trừ và giá trị thuần sẽ được trình bày trên các báo cáo tình hình tài chính nếu, và chỉ nếu, đơn vị có quyền hợp pháp thi hành việc bù trừ các giá trị đã được ghi nhận này và có ý định bù trừ trên cơ sở thuần, hoặc thu được các tài sản và thanh toán nợ phải trả đồng thời.

18. Các bên liên quan

      Các bên liên quan là các doanh nghiệp, các cá nhân, trực tiếp hay gián tiếp qua một hay nhiều trung gian, có quyền kiểm soát hoặc chịu sự kiểm soát của Công ty. Các bên liên kết, các cá nhân nào trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ quyền biểu quyết và có ảnh hưởng đáng kể đối với Công ty, những chức trách quản lý chủ chốt như ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, những thành viên thân cận trong gia đình của những cá nhân hoặc các bên liên kết hoặc những công ty liên kết với cá nhân này cũng được coi là các bên liên quan. Trong việc xem xét từng mối quan bên liên quan, bản chất của mối quan hệ được chú ý chứ không phải là hình thức pháp lý.

V. THÔNG TIN BỔ SUNG CHO CÁC KHOẢN MỤC TRÌNH BÀY TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

1.Tiền

                                                                                                             31/12/2012                                   01/01/2012

                                                                                                                       đồng                                             đồng

Tiền mặt tại quỹ                                                                                               35.535.981                                  47.666.373

Tiền gửi ngân hàng ( * )                                                                               1.380.563.740                             4.705.651.233

Tổng                                                                                                       1.416.099.721                          4.753.317.606

(*) Chi tiết ngân hàng 

                                                                                                                     31/12/2012                               01/01/2012

                                                                                    Ngoại tệ                  đồng                 Ngoại tệ                đồng

Tiền gửi Việt Nam đồng                                                                        1.364.815.789                           4.686.448.025

NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Hải Vân                                      1.350.537.614                             4.667.629.312

NH TMCP Quân đội - CN Đà Nẵng                                                                        6.794.830                                   6.687.005

NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Đà Nẵng                                                    2.883.125                                   2.955.259

 NH TMCP Công  thương Việt Nam - CN Đà Nẵng                                                               0                                   2.860.792

NH TMCP Đông Nam Á - CN Đà Nẵng                                                                      916.911                                   2.131.690

NH TMCP Kỹ thương Việt Nam - CN Liên Chiểu                                                                   0                                   1.445.216

Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương                                                                  0                                   1.058.019

Tiền gửi ngoại tệ ( USD )                                                 618,17                12.862.057           921,99          19.203.208

NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Hải Vân               160,68                   3.343.215             387,83              8.077.723

NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Đà Nẵng                       313,37                   6.520.185             383,56              7.988.788

NH TMCP Đông Nam Á - CN Đà Nẵng                                      144,12                   2.998.657             150,60              3.136.697

Tiền gửi ngoại tệ ( EURO )                                                105,39                 2.885.894                     0                         0

NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Hải Vân                105,39                   2.885.894                     0                         0

Tổng                                                                                                      1.380.563.740                           4.705.651.233

2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

                                                                                                                   31/12/2012                           01/01/2012

                                                                                                                             đồng                                        đồng

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại NH TMCP  Đầu tư                                                              0                              5.000.000.000

và phát triển Việt Nam

Tổng                                                                                                                          0                            5.000.000.000

3.Các khoản phải thu ngắn hạn khác

                                                                                                                   31/12/2012                           01/01/2012

                                                                                                                             đồng                                        đồng

Tổng Công ty CP Xây dựng điện Việt Nam                                                                         0                                 19.559.540

Thuế thu nhập cá nhân                                                                                   127.304.758                                 55.582.919

Phải thu bảo hiểm của công nhân viên                                                                  4.834.040                                 58.111.441

Phải thu tiền án phí nộp tòa án hộ Công ty CPTM & XD Thiên Danh An                    26.156.000                                               0

Phải thu lãi tiền gửi có kỳ hạn NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam                   135.000.000                                               0

CN - Hải Vân

Phải thu khác                                                                                                     2.989.136                                99.184.805

Tổng                                                                                                          296.283.934                            232.438.705

4.Hàng tồn kho

                                                                                                                   31/12/2012                           01/01/2012

                                                                                                                             đồng                                        đồng

Nguyên liệu, vật liệu                                                                                     19.839.782.720                        22.679.766.627

Công cụ, dụng cụ                                                                                               89.273.542                            217.120.795

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang                                                                19.273.039.827                        9.279.974.770

Thành phẩm                                                                                                  1.344.525.433                         1.297.251.357

Cộng giá gốc của hàng tồn kho                                                               40.546.621.522                    33.474.113.549

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho                                                                    ( 318.733.651 )                                           0

Cộng giá trị thuần của hàng tồn kho                                                       40.227.887.871                   33.474.113.549

8.Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình

Đơn vị tính: đ

 

Giá trị còn lại tại 31/12/2012 của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo các khoản vay:  16.825.219.091 đồng.

Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng: 47.563.552.262 đồng.

Nguyên giá TSCĐ cuối năm chờ thanh lý: 1.351.619.375 đồng

10.  Tăng, giảm tài sản cố định vô hình

                                                                                                                                      Đơn vị tính: đ

 

 

 

 

 

13.   Đầu tư dài hạn khác

 

14.  Chi phí trả trước dài hạn

 

15.  Vay và nợ ngắn hạn

 

Chi tiết số dư các khoản vay tại ngày 31/12/2012 theo Hợp đồng tín dụng hạn mức số 001/2012/HĐHM ngày 09/4/2012.

Đơn vị tính: đ

 

 

 

16.  Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

 

17.  Chi phí phải trả

 

18.  Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

 


22.  Vốn chủ sở hữu

a.    Bảng đối chiếu biến động của Vốn chủ sở hữu

Đơn vị tính: đ

 

(*) Chi tiết tăng

-           Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính tăng do phân phối lợi nhuận năm 2011 theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 ngày 11/4/2012.

 (**) Chi tiết giảm

-           Lợi nhuận chưa phân phối giảm do phân phối lợi nhuận năm 2011 theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 ngày 11/4/2012.


b.    Chi tiết vốn chủ sở hữu

 

c.    Các giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và phân phối cổ tức lợi nhuận được chia

 

đ.    Cổ phiếu

 

e.    Các quỹ của doanh nghiệp

 

Mục đích trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp:

-          Quỹ đầu tư và phát triển được sử dụng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư chiều sâu của Công ty.

 

Mục đích trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp (tiếp theo):

-          Quỹ dự phòng Tài chính dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại đã xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra các tổn thất và của các tổ chức Bảo hiểm.

VI. THÔNG TIN BỔ SUNG CHO CÁC KHOẢN MỤC TRÌNH BÀY TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

25.  Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 

26. Các khoản giảm trừ doanh thu

 

27.  Doanh thu thuần bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ

 

28.  Giá vốn hàng bán

 

 

 

29.  Doanh thu tài chính

 

30. Chi phí tài chính

 

31.  Chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành

 

 

 

 

32.  Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố

 

33.  Lãi cơ bản trên cổ phiếu

 

37.  Mục tiêu và chính sách quản lý rủi ro tài chính

Các rủi ro chính từ công cụ tài chính bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Ban Giám đốc xem xét áp dụng các chính sách quản lý cho những rủi ro nói trên như sau:

37.1. Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là rủi ro mà giá trị hợp lý của các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của giá thị trường. Rủi ro thị trường có ba loại rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ và rủi ro về giá khác, chẳng hạn như rủi ro về giá cổ phần. Công cụ tài chính bị ảnh hưởng bởi rủi ro thị trường bao gồm các khoản vay và nợ, tiền gửi, các khoản đầu tư sẵn sàng để bán.         

Các phân tích độ nhạy như được trình bày dưới đây liên quan đến tình hình tài chính của Công ty tại ngày 01/01/2012 và ngày 31/12/2012

Các phân tích độ nhạy này đã được lập trên cơ sở giá trị các khoản nợ thuần, tỷ lệ giữa các khoản nợ có lãi suất cố định và các khoản nợ có lãi suất thả nổi và tỷ lệ tương quan giữa các công cụ tài chính có gốc ngoại tệ là không thay đổi                                                                                         

Khi tính toán các phân tích độ nhạy, Ban Giám đốc giả định rằng độ nhạy của các công cụ nợ sẵn sàng để bán trên bảng cân đối kế toán và các khoản mục có liên quan trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi các thay đổi trong giả định về rủi ro thị trường tương ứng. Phép phân tích này được dựa trên các tài sản và nợ phải trả tài chính mà Công ty nắm giữ tại ngày 01/01/2012 và ngày 31/12/2012.

37.1. Rủi ro thị trường (tiếp theo)

Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của lãi suất thị trường. Rủi ro thị trường do thay đổi lãi suất của Công ty chủ yếu liên quan đến khoản vay và nợ, tiền và các khoản tiền gửi ngắn hạn của Công ty.  

Công ty quản lý rủi ro lãi suất bằng cách phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường để có được các lãi suất có lợi cho mục đích của Công ty và vẫn nằm trong giới hạn quản lý rủi ro của mình.         

Độ nhy đối vi lãi sut

Độ nhạy của các khoản vay và nợ, tiền và các khoản tiền gửi ngắn hạn của Công ty đối với sự thay đổi có thể xảy ra ở mức độ hợp lý trong lãi suất được thể hiện như sau.

Với giả định là các biến số khác không thay đổi, các biến động trong lãi suất của các khoản vay và nợ, tiền và các khoản tiền gửi ngắn hạn với lãi suất thả nổi có ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của Công ty như sau:

 

Mức tăng / giảm điểm cơ bản sử dụng để phân tích độ nhạy đối với lãi suất được giả định dựa trên các điều kiện có thể quan sát được của thị trường hiện tại. Các điều kiện này cho thấy mức biến động cao so với các kỳ trước.

Rủi ro ngoại tệ

Rủi ro ngoại tệ là rủi ro mà giá trị hợp lý của các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của tỷ giá ngoại tệ. Công ty chịu rủi ro do sự thay đổi của tỷ giá hối đoái liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của Công ty bằng các đơn vị tiền tệ khác Đồng Việt Nam.

Công ty quản lý rủi ro ngoại tệ bằng cách xem xét tình hình thị trường hiện hành và dự kiến khi Công ty lập kế hoạch cho các nghiệp vụ trong tương lai bằng ngoại tệ.

Độ nhạy đối với ngoại tệ

Công ty không thực hiện phân tích độ nhạy đối với ngoại tệ vì rủi ro do thay đổi ngoại tệ tại ngày lập Báo cáo tài chính là không đáng kể.

 

37.1. Rủi ro thị trường (tiếp theo)

Rủi ro về giá cổ phiếu

Các cổ phiếu đã niêm yết do Công ty nắm giữ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro thị trường phát sinh từ tính không chắc chắn về giá trị tương lai của cổ phiếu đầu tư. Công ty quản lý rủi ro về giá cổ phiếu bằng cách thiết lập hạn mức đầu tư. Hội đồng Quản trị của Công ty cũng xem xét và phê duyệt các quyết định đầu tư vào cổ phiếu.

Vào ngày 31/12/2012, giá trị hợp lý của các khoản đầu tư vào cổ phiếu niêm yết của Công ty là 1.175.000.000 đồng (ngày 31/12/2011 là 950.000.000 đồng). Nếu giá của các cổ phiếu  này giảm 10% thì lợi nhuận trước thuế của Công ty sẽ giảm khoảng 117.500.000 đồng (ngày 31/12/2011 là 95.000.000 đồng), phụ thuộc vào việc giảm giá trị này có đáng kể hoặc kéo dài hay không. Nếu giá của các cổ phiếu này tăng lên 10%, lợi nhuận trước thuế của Công ty sẽ tăng lên khoảng 117.500.000 đồng (ngày 31/12/2011 là 95.000.000 đồng).

37.2. Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro mà một bên tham gia trong một công cụ tài chính hoặc hợp đồng khách hàng không thực hiện các nghĩa vụ của mình, dẫn đến tổn thất về tài chính. Công ty có rủi ro tín dụng từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình (chủ yếu đối với các khoản phải thu khách hàng) và từ hoạt động tài chính của mình, bao gồm tiền gửi ngân hàng, nghiệp vụ ngoại hối và các công cụ tài chính khác.

Phải thu khách hàng

Công ty giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng cách chủ yếu giao dịch với các đơn vị có khả năng tài chính tốt và nhân viên kế toán công nợ thường xuyên theo dõi nợ phải thu để đôn đốc thu hồi. Trên cơ sở này và khoản phải thu của Công ty liên quan đến nhiều khách hàng khác nhau nên rủi ro tín dụng không tập trung vào một khách hàng nhất định.           

Tiền gửi ngân hàng

Công ty chủ yếu duy trì số tiền gửi tại các ngân hàng lớn có uy tín ở Việt Nam. Công ty nhận thấy mức độ tập trung rủi ro tín dụng đối với tiền gửi ngân hàng là thấp.                                   

37.3. Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là rủi ro Công ty gặp khó khăn khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính do thiếu vốn. Rủi ro thanh khoản của Công ty chủ yếu phát sinh từ việc các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính có các thời điểm đáo hạn lệch nhau.     

Công ty giám sát rủi ro thanh khoản thông qua việc duy trì một lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền và các khoản vay ngân hàng ở mức mà Ban Giám đốc cho là đủ để đáp ứng cho các hoạt động của Công ty và để giảm thiểu ảnh hưởng của những biến động về luồng tiền.

 

 

37.3. Rủi ro thanh khoản (tiếp theo)

Bảng dưới đây tổng hợp thời hạn thanh toán của các khoản nợ phải trả tài chính của Công ty dựa trên các khoản thanh toán dự kiến theo hợp đồng theo cơ sở chưa được chiết khấu:          

 

Công ty cho rằng mức độ tập trung rủi ro đối với việc trả nợ là thấp. Công ty có đủ khả năng tiếp cận các nguồn vốn để thanh toán các khoản vay đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng. Đối với các khoản vay dưới 01 năm, Công ty có thể tiếp tục duy trì nguồn vốn này với các bên cho vay hiện tại (sau khi đã thanh toán đủ cả gốc và lãi).

Tài sản đảm bảo

Công ty đã sử dụng quyền sử dụng đất, nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải làm tài sản thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng.

38. Tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính

 

38. Tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính (tiếp theo)

Giá trị hợp lý của các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được phản ánh theo giá trị mà công cụ tài chính có thể chuyển đổi trong một giao dịch hiện tại giữa các bên tham gia, ngoại trừ trường hợp bắt buộc phải bán hoặc thanh lý.

Công ty sử dụng phương pháp và giả định sau đây được dùng để ước tính giá trị hợp lý:

Giá trị hợp lý của tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn, các khoản phải thu khách hàng, các khoản phải trả người bán và nợ phải trả ngắn hạn khác tương đương với giá trị ghi sổ của các khoản mục này do những công cụ này có kỳ hạn ngắn.

Giá trị hợp lý của các chứng khoán và các công cụ nợ tài chính niêm yết được xác định theo giá trị thị trường.

Đối với các khoản đầu tư chứng khoán chưa niêm yết nhưng có giao dịch thường xuyên thì giá trị hợp lý được xác định là giá bình quân cung cấp bới ba công ty chứng khoán độc lập tại ngày kết thúc năm tài chính.

Giá trị hợp lý của các chứng khoán, các khoản đầu tư tài chính mà giá trị hợp lý không thể xác định được một cách chắc chắn do không có thị trường có tính thanh khoản cao cho các chứng khoán, các khoản đầu tư tài chính này được trình bày bằng giá trị ghi sổ.

Ngoại trừ các khoản đề cập ở trên, giá trị hợp lý của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính chưa được đánh giá và xác định một cách chính thức vào ngày 31/12/2012 và 31/12/2011. Tuy nhiên, Ban Giám đốc Công ty đánh giá giá trị hợp lý của các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính này không có khác biệt trọng yếu so với giá trị ghi sổ vào ngày kết thúc năm tài chính.

VII. THÔNG TIN BỔ SUNG CHO CÁC KHOẢN MỤC TRÌNH BÀY TRONG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

48. Các khoản giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các khoản tiền do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng.

a) Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua cho thuê tài chính: không phát sinh

b) Mua và thanh lý công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác trong kỳ báo cáo: không phát sinh

c) Trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện: không phát sinh.

VIII. NHỮNG THÔNG TIN KHÁC

2.   Những sự kiện phát sinh sau  ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Không có sự kiện nào phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán làm ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính năm 2012.

 

3. Các bên liên quan

Các giao dịch trọng yếu và số dư với các bên liên quan trong năm như sau:

Đơn vị tính: đ

 

Ngoài ra, Công ty không có giao dịch với các bên có liên quan nào khác.

4.   Ảnh hưởng của Thông tư 179/2012/TT-BTC đến các báo cáo tài chính năm hiện hành

Như đã trình bày ở thuyết minh số IV.1, trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012, Công ty áp dụng hướng dẫn về các nghiệp vụ bằng ngoại tệ theo Thông tư 179, hướng dẫn này khác biệt so với các quy định trong VAS 10. Ảnh hưởng như sau:

Đơn vị tính: đ

 

Thông tư 179

VAS 10

Chênh lệch

Báo cáo kết quả kinh doanh

Lãi chênh lệch tỷ giá

19.960

33.147

-13.187

Lỗ chênh lệch tỷ giá

0

0

0

Lãi (lỗ) chênh lệch tỷ giá thuần ghi nhận vào báo cáo KQKD

19.960

33.147

-13.187

5.   Báo cáo bộ phận

Bộ phận kinh doanh bao gồm bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh và bộ phận theo khu vực địa lý.

Bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh là một bộ phận có thể phân biệt được của Công ty tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ, một nhóm các sản phẩm hoặc các dịch vụ có liên quan mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh khác.

Bộ phận theo khu vực đía lý là một bộ phận có thể phân biệt được của Công ty tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong phạm vi một môi trường kinh tế cụ thể mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh trong các môi trường kinh tế khác.

Hoạt động chính của Công ty là xây lắp, cho thuê khách sạn,... Công ty không có chi nhánh nào nên chỉ trình bày báo cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh, không trình bày báo cáo bộ phận theo khu vực địa lý.

5.   Báo cáo bộ phận (tiếp theo)

Báo cáo bộ phận chính yếu: theo lĩnh vực kinh doanh

 

6.   Thông tin so sánh

Số liệu so sánh được lấy từ Báo cáo tài chính năm 2011 của Công ty Cổ phần Chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM đã được kiểm toán bởi CN Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Tp. Hồ Chí Minh.

7.   Tính hoạt động liên tục

Không có dấu hiệu nào cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra không liên tục.

8.   Những thông tin khác

8.1. Các khoản tương đương tiền

 

(*): Đây là khoản tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 01 tháng theo Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn số 152/HĐTG/2012 ngày 03/12/2012 với lãi suất 9%/năm.

Đà Nẵng, ngày 12 tháng 01 năm 2013

       Người lập biểu                                     Kế toán trưởng                                       Giám đốc

                                                                               

                  

                                                                                                                                           

                                                                   Nguyễn Tất Ánh                                    Hồ Thái Hòa

 
Copyright 2010 © STEEL STRUCTURE MANUFACTURE JOINT STOCK COMPANY. All rights reserved.
POWERED BY PTC “ http://www.ptc.com.vn”