I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.Hình thức sở hữu vốn
Công ty Cổ phần Chế tạo Kết cấu thép VNECO.SSM (sau đây được viết tắt là "Công ty") được thành lập theo Quyết định số 85/QĐ-BCN ngày 01/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển Nhà máy Chế tạo Kết cấu thép Đà Nẵng thành Công ty Cổ phần Chế tạo Kết cấu thép Đà Nẵng, từ ngày 21/3/2006 đổi tên thành Công ty Cổ phần Chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM.
Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000479 lần đầu ngày 26/10/2004 và đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 07/01/2011 số 0400474004.
Hình thức sở hữu vốn: Cổ phần.
Vốn điều lệ của Công ty tại ngày 30/09/2012: 55.010.240.000 đồng (Năm mươi lăm tỷ không trăm mười triệu đồng, hai trăm bốn mươi nghìn đồng).
Trụ sở chính: Khu Công nghiệp Hòa Khánh, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
2.Lĩnh vực kinh doanh chính
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất công nghiệp cơ khí chế tạo, mạ kẽm, xây dựng, kinh doanh vận tải hàng.
3.Ngành nghề kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Thiết kế, chế tạo kết cấu thép, cột thép, khung nhà tiền chế và các sản phẩm cơ khí khác;
- Mạ kẽm các sản phẩm cơ khí và dịch vụ mạ kẽm;
- Xây lắp các công trình hệ thống lưới điện và trạm biến áp điện đến 500KV, các công trình nguồn điện, công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi;
- Kinh doanh vận tải hàng; Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện, vật liệu xây dựng, thiết bị phương tiện vận tải, xe máy thi công;
- Kinh doanh phát triển nhà hạ tầng và kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mới và dịch vụ nhà đất;
- Tư vấn, giám sát, đền bù giải phóng mặt bằng. Thiết kế, chế tạo và lắp đặt cột viễn thông, tháp truyền hình;
- Đầu tư, xây dựng và cho thuê hạ tầng thông tin liên lạc ngành viễn thông (trạm BTS).
II.KỲ KẾ TOÁN, ĐƠN VỊ TIỀN TỆ SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN
1.Kỳ kế toán năm
Kỳ kế toán năm theo năm dương lịch của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc tại ngày 31 tháng 12 hàng năm.
2.Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam (Đồng).
III.CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG
1.Chế độ kế toán áp dụng
Công ty thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.
2.Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán
Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp; Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006, Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán.
3.Hình thức kế toán áp dụng
Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính.
IV.CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG
1.Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền
Các khoản tiền và tương đương tiền được ghi nhận trong Báo cáo tài chính gồm: Tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng, các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn không quá ba tháng, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền, tiền đang chuyển đảm bảo đã được kiểm kê đầy đủ.
Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng Việt Nam: Các nghiệp vụ phát sinh không phải là đồng Việt Nam (ngoại tệ) được chuyển đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Số dư tiền và các khoản công nợ có gốc ngoại tệ tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá mua bán thực tế bình quân liên ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm.
2.Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Phản ánh và ghi chép theo nguyên tắc giá gốc.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Công ty được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành. Theo đó, Công ty được phép trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lỗi thời, hỏng, kém phẩm chất trong trường hợp giá trị thực tế của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán.
3.Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ
Tài sản cố định của Công ty được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế.
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Theo nguyên tắc giá gốc.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao phù hợp với Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
5.Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn được ghi nhận theo giá gốc.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn được ghi nhận theo giá gốc.
Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn: Theo hướng dẫn tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 về việc “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp”.
6.Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay
Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hóa theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 16 - Chi phí đi vay.
7.Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác
Chi phí trả trước: Chi phí trả trước được vốn hóa để phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh bao gồm các khoản chi phí: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ; Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều kỳ kế toán.
Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: Phân bổ theo phương pháp đường thẳng.
8.Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả
Chi phí phải trả: ghi nhận các khoản chi phí ước tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh việc chi trả do chưa có số liệu quyết toán chính thức với đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
10.Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.
Thặng dư vốn cổ phần: Được ghi nhận theo số chênh lệch tăng do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá và chênh lệch tăng, giảm so với giá mua lại khi tái phát hành cổ phiếu quỹ.
Cổ phiếu ngân quỹ: Được ghi nhận theo giá thực tế mua lại bao gồm giá mua lại và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại cổ phiếu như chi phí giao dịch.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ được ghi nhận vào doanh thu và chi phí hoạt động tài chính trong kỳ theo hướng dẫn của Chuẩn mực kế toán số 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”.
Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: Là số lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí thuế TNDN (nếu có) và các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.
Việc tăng giảm vốn điều lệ và phân phối lợi nhuận được thực hiện theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên.
11.Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng: Tuân thủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản tiền đã thu hoặc sẽ thu được theo nguyên tắc kế toán dồn tích.
Doanh thu hoạt động xây lắp được ghi nhận khi giá trị xây lắp được xác định một cách đáng tin cậy căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành và phiếu giá được xác định giữa chủ đầu tư và Công ty, hoá đơn đã lập và được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Doanh thu hoạt động tài chính: Tuân thủ 2 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng được ghi nhận trên cơ sở thông báo về lãi tiền gửi hàng tháng của ngân hàng, cổ tức lợi nhuận được chia, lãi chênh lệch tỷ giá thực hiện, lãi thu được từ hoạt động kinh doanh chứng khoán.
12.Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính
Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính bao gồm: Chi phí lãi tiền vay; chênh lệch tỷ giá hối đoái thực hiện cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; các khoản chi phí đầu tư tài chính khác.
Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, không bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính.
13.Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN.
Việc xác định Thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế.
14.Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác
Thuế GTGT: Công ty thực hiện hạch toán và kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
V.THÔNG TIN BỔ SUNG CHO CÁC KHOẢN MỤC TRÌNH BÀY TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1.Tiền
|
30/09/2012
|
|
01/01/2012
|
Đồng
|
Đồng
|
Tiền mặt tại quỹ
|
56.171.575
|
|
47.666.373
|
Tiền gửi ngân hàng
|
998.595.991
|
|
4.705.651.233
|
Tổng
|
1.054.767.566
|
|
4.753.317.606
|
(*) Chi tiết ngân hàng 30/09/2012 01/01/2012
USD Đồng USD Đồng
Tiền gởi Việt nam đồng 986.356.001 4.686.448.025
NH TMCP Đầu tư và PT Việt Nam – CN Hải Vân 971.109.740 4.667.629.312
NH TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng 6.777.683 6.687.005
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Đà Nẵng 2.903.639 2.955.259
NH TMCP Công thương Việt Nam – CN Đà Nẵng 0 2.860.792
NH TMCP Đông Nam Á – CN Đà Nẵng 1.035.925 2.131.690
NH TMCP Kỹ thương Việt Nam – CN Đà Nẵng 3.735.058 1.680.732
NH TMCP Công thương Việt Nam – CN Liên Chiểu 0 1.445.216
Công ty CP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương 793.956 1.058.019
Tiền gởi ngoại tệ ( USD ) 587,67 12.239.990 921,99 19.203.208
NH Đầu tư và phát triển Hải Vân 126,91 2.643.281 387,83 8.077.723
NH TMCP Ngoại thương VN – CN Đà Nẵng 316,67 6.595.602 383,56 7.988.788
NH TMCP Đông Nam Á – CN Đà Nẵng 144,09 3.001.107 150,60 3.136.697
Tổng: 587,67 998.595.991 921,99 4.705.651.233
2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
|
30/09/2012
|
|
01/01/2012
|
Đồng
|
Đồng
|
Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn tại NH ĐT&PT Hải Vân
|
0
|
|
5.000.000.000
|
Tổng
|
0
|
|
5.000.000.000
|
3.Các khoản phải thu ngắn hạn khác
|
30/09/2012
|
|
01/01/2012
|
Đồng
|
Đồng
|
Tổng công ty CP Xây dựng điện Việt Nam ( Tiền đền bù )
|
0
|
|
19.559.540
|
Thuế thu nhập cá nhân
|
127.304.758
|
|
55.582.919
|
Phải thu bảo hiểm của công nhân viên
|
0
|
|
58.111.441
|
Phải thu lãi tiền gởi có kỳ hạn NH ĐT&PT Hải Vân
|
0
|
|
0
|
Phải thu khác Công nhân nghỉ việc
|
92.930.405
|
|
99.184.805
|
Tổng
|
220.235.163
|
|
232.438.705
|
4.Hàng tồn kho
|
30/09/2012
|
|
01/01/2012
|
Đồng
|
Đồng
|
Nguyên liệu, vật liệu
|
29.931.649.062
|
|
22.679.766.627
|
Công cụ, dụng cụ
|
74.377.677
|
|
217.120.795
|
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
|
54.144.502.840
|
|
9.279.974.770
|
Thành phẩm
|
1.917.505.910
|
|
1.297.251.357
|
Tổng
|
86.068.035.489
|
|
33.474.113.54
|
- 8.Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình
Đơn vị tính: Đồng
KHOẢN MỤC
|
Nhà cửa, vật kiến trúc
|
Máy móc, thiết bị
|
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
|
Thiết bị, dụng cụ quản lý
|
Tổng cộng
|
NGUYÊN GIÁ
|
|
|
|
|
|
Tại ngày 01/01/2012
|
16.160.859.136
|
47.096.624.490
|
4.954.461.507
|
1.713.873.379
|
69.925.818.512
|
Tăng do mua sắm
|
414.518.182
|
210.199.090
|
457.501.818
|
22.138.182
|
689.839.090
|
Thanh lý, nhượng bán
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Tại ngày 30/09/2012
|
16.575.377.318
|
47.306.823.580
|
5.411.963.235
|
1.736.011.561
|
71.030.175.784
|
GIÁ TRỊ HAO MÒN LŨY KẾ
|
|
|
|
|
|
Tại ngày 01/01/2012
|
11.627.559.748
|
36.319.787.534
|
1.200.030.944
|
1.300.430.585
|
50.447.808.811
|
Khấu hao trong kỳ
|
199.516.442
|
1.999.522.918
|
227.207.393
|
51.295.548
|
2.477.542.301
|
Thanh lý, nhượng bán
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Tại ngày 30/09/2012
|
11.827.076.190
|
38.319.310.452
|
1.427.238.337
|
1.351.726.133
|
52.925.351.112
|
GIÁ TRỊ CÒN LẠI
|
|
|
|
|
|
Tại ngày 01/01/2012
|
4.533.299.388
|
10.776.836.956
|
3.754.430.563
|
413.442.794
|
19.478.009.701
|
Tại ngày 30/09/2012
|
4.748.301.128
|
8.987.513.128
|
3.984.724.988
|
384.285.428
|
18.104.824.672
|
10.Tăng, giảm tài sản cố định vô hình
Đơn vị tính: Đồng
KHOẢN MỤC
|
Phần mềm máy tính
|
Quyền sử dụng đất
|
Tổng cộng
|
NGUYÊN GIÁ
|
|
|
|
Tại ngày 01/01/2012
|
130.656.000
|
2.176.216.798
|
2.306.872.798
|
Tăng do mua sắm
|
0
|
0
|
0
|
Giảm khác
|
0
|
0
|
0
|
Tại ngày 30/09/2012
|
130.656.000
|
2.176.216.798
|
2.306.872.798
|
GIÁ TRỊ HAO MÒN LŨY KẾ
|
|
|
|
Tại ngày 01/01/2012
|
64.400.136
|
|
64.400.136
|
Khấu hao trong kỳ
|
10.842.750
|
|
10.842.750
|
Giảm khác
|
0
|
0
|
0
|
Tại ngày 30/09/2012
|
75.242.886
|
|
75.242.886
|
GIÁ TRỊ CÒN LẠI
|
|
|
|
Tại ngày 01/01/2012
|
66.255.864
|
2.176.216.798
|
2.242.472.662
|
Tại ngày 30/09/2012
|
55.413.114
|
2.176.216.798
|
2.231.629.912
|
13.Đầu tư dài hạn khác
|
|
30/09/2012
|
|
|
01/01/2012
|
Số CP
|
Đồng
|
Số CP
|
Giá trị (đ)
|
Công ty Cổ phần ĐT&PT điện Sông Ba
|
250.000
|
2.500.000.000
|
|
250.000
|
2.500.000.000
|
Tổng
|
250.000
|
2.500.000.000
|
|
250.000
|
2.500.000.000
|
14.Chi phí trả trước dài hạn
|
30/09/2012
|
|
01/01/2012
|
|
Đồng
|
Đồng
|
Chi phí công cụ dụng cụ
|
657.960.442
|
|
506.108.798
|
Tổng
|
657.960.442
|
|
506.108.798
|
15.Vay và nợ ngắn hạn
|
30/09/2012
|
|
01/01/2012
|
|
Đồng
|
Đồng
|
Vay ngắn hạn
|
58.992.507.510
|
|
43.193.423.432
|
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Hải Vân
|
58.992.507.510
|
|
43.193.423.432
|
Tổng
|
58.992.507.510
|
|
43.193.423.432
|
16.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
|
30/09/2012
|
|
01/01/2012
|
Đồng
|
Đồng
|
Thuế giá trị gia tăng
|
|
|
|
Thuế thu nhập doanh nghiệp
|
443.876.663
|
|
1.801.267.107
|
Thuế TNCN
|
|
|
|
Tổng
|
443.876.663
|
|
1.801.267.107
|
17.Chi phí phải trả
|
30/09/2012
|
|
01/01/2012
|
Đồng
|
Đồng
|
Chi phí trích trước cho các công trình
|
403.882.750
|
|
1.354.808.223
|
Chi phí trích trước tiền lãi vay phải trả
|
0
|
|
150.009.926
|
Tổng
|
403.882.750
|
|
1.504.818.149
|
18.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
|
30/09/2012
|
|
01/01/2012
|
Đồng
|
Đồng
|
Ban QLDA các công trình điện Miền Trung
|
246.623.856
|
|
269.893.379
|
Cty CP tư vấn và xây dựng điện VNECO ( Tạm giữ Vtư A cấp thừa ĐZ Buôn Tua Shar – Đak Nông )
|
17.862.000
|
|
17.862.000
|
Kinh phí công đoàn
|
121.608.341
|
|
75.297.368
|
Bảo hiểm xã hội
|
59.635.727
|
|
|
Bảo hiểm y tế
|
27.715.772
|
|
|
Bảo hiểm thất nghiệp
|
44.910.581
|
|
36.224.898
|
Các khoản phải trả khác
|
300.000.000
|
|
3.000.000
|
Tổng công ty CP xây dựng điện VN ( Đền bù ĐZ SL-HH)
|
47.156.960
|
|
|
Tổng
|
865.513.237
|
|
402.277.645
|
|
|
|
|
|
- Quỹ đầu tư và phát triển được sử dụng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc đâu tư chiều sâu của Công ty.
- Quỹ dự phòng Tài chính dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại đã xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra các tổn thất và của các tổ chức Bảo hiểm.
Số liệu so sánh được lấy từ Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán từ ngày 01/01/2011 đến ngày 30/09/2011 của Công ty Cổ phần Chế tạo kết cấu thép Vneco.SSM (Ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).